Tuệ Tâm

Tuệ Tâm thành thật cám ơn Thích Trừng Sỹ, sau khi đọc bài "Hoa Từ Bi" của Thầy, Tuệ Tâm cũng mạnh dạn làm thơ vì Thầy nói "Mỗi chúng ta là mỗi nhà thi sĩ".



Tuệ Tâm kính tặng Thích Trừng Sỹ bài thơ "Ý Nghĩa Pháp Danh Trừng Sỹ".



Ý Nghĩa Pháp Danh Trừng Sỹ

Trừng Sỹ có những ý  nghĩa rất hay
Chữ Hán, Trừng gồm hai chữ: thủy, đăng
Thủy là nước,  trong sạch và tĩnh lặng
Đăng là đèn, tỏ rạng như trăng rằm,


Sỹ là hành giả hay là học trò
Là người đi trên con đường tự do,
Có an lạc và những hạt giống tốt
Cho mọi người những hoa trái thơm tho,


Như vậy, nên chúng ta đã biết rằng
Khi ánh đèn tâm tĩnh lặng, trong thanh
Thì tâm hành giả trở nên tỏa rạng,
Ta ánh đèn tâm, hạt giống bình an.

Tuệ Tâm kính tặng

Cảm Tác “Hoa Từ Bi 




Hoa Từ Bi” chỉ gồm mười câu
Nhưng sao đầy đủ ý thâm sâu
Cho con thấu hiểu được giáo lý
Con Bụt là thương nhớ đến nhau 
 
Cho dù xa cách vạn dặm đường
Chúng con luôn giữ trọn tình thương
Cùng nhau tu tập lên Chánh Giác
Ước mơ hoằng pháp khắp muôn phương 
 
Xin chư Phật tác đại chứng minh
Cho chúng con thấy được đạo tình
Tinh tấn gắng làm việc Phật Pháp
Cho cuộc đời tươi sáng đẹp xinh.

(Kính mời Qúy vị bấm vào nghe nhạc bài:"Cảm Tác Hoa Từ Bi")


Tuệ Tâm kính tặng 




Mặc Giang - Chất Hoa Trong Thơ


Thích Trừng Sỹ
 
(Nay đọc lại bài "Mặc Giang- Chất Hoa Trong Thơ", nên Tuệ Tâm cũng xin kính phổ thơ theo bài viết này.)

Mặc Giang (Mò Jiāng) là một từ của Hán Việt
Bút hiệu của một thi sĩ Việt Nam
Mặc (Mò) có nghĩa là tĩnh mịch, lắng trong
Tĩnh lặng, bình thản, thanh thản, trầm lặng,

Sáng suốt, thấu suốt, yên lặng, trong lặng, …
Và danh từ Giang (Jiāng) có nghĩa là sông,
Cũng nghĩa là dòng nước của con sông.
Giang có nghĩa thứ hai trong ngữ cảnh.

Mặc Giang nghĩa là dòng nước trong lặng
Của con sông và nhờ dòng nước trong,
Ta mới thấy được cát, và lá cây,
Nước trong chỉ tâm tĩnh lặng thi sĩ,

Nhờ tâm tĩnh lặng này nên thi sĩ
Mới sáng tác ra rất nhiều bài thơ
Rất hay về nhiều đề tài quê hương,
Làng xóm, vùng miền, cha mẹ, đạo Pháp, …

Và mang nhiều khía cạnh, góc độ khác
Mặc Giang[1] bút hiệu của vị Xuất Gia,
Đạo hiệu là Nhật Tân (Rì Xīn). Nhật (Rì) là ngày;
Tân (Xīn) là mới. Nhật Tân là ngày mới.

Nghĩa ‘Mặc Giang,’ mỗi ngày mỗi ngày mới,
Thi sĩ sáng tác thơ mới nhiều bài
Để cống hiến cho đạo và cho đời.  
Mặc Giang vừa là nhà thơ thời đại

Vừa là nhà Sư nhập thế hiện tại.
Thơ Ông xuất hiện trong nhạc, thi ca
Và trên nhiều trang điện tử khác nhau,
Đa dạng, phong phú trong sự trọng  kính

Bởi vì ông viết thơ bằng tâm hỷ
Tâm xả như nước lã, và An vui
Ngõ ngách nào thơ ông chảy tới nơi,
Vùng miền nào thơ ông cũng có mặt,

Vì thơ ông đặc biệt mang tính chất
Phụng sự đạo, không vụ lợi cá nhân.
Ông viết thơ bằng cái tâm cộng đồng,
Cái tâm tập thể, cái tâm vô ngã

Nên thơ ông đi rất dễ vào đạo
Và cũng không khó khi đi vào đời,
Đối tượng nào xem thơ đều chuộng ưa.
Với bút hiệu, với đạo hiệu như vậy

Và sáng tác với cái tâm như vậy,
Ông đã và đang đóng góp rất nhiều
Bài thơ hay cho nhân thế thương yêu.
Thơ của Mặc Giang mang nhiều khía cạnh

Đa dạng và phong phú, biệt khác,
Trong đó đối với người viết bài này,
Chủ đề nổi bậc là về “Chất Hoa”
Như trong bài thơ “Đóa Hoa Ðạo Ðức,”

Ông đã viết thơ theo kiểu độc thoại

Ông có đề cập tới hoa trong đời,
Đặc biệt là vừa viết vừa trả lời,
Xin hãy đọc qua những vần thơ đó: 

“Đóa hoa đạo đức là hoa gì
Tìm khắp trần gian chẳng thấy chi
Tìm khắp chợ hoa, đều chẳng có
Chưa từng nghe nói đó hoa chi.

Đóa hoa đạo đức là hoa chi
Ai biết, làm ơn chỉ giúp đi
Ai cũng lắc đầu, nghe lạ quá
Xưa nay chẳng biết đó hoa gì.

Đạo đức đơm hoa, mới tuyệt kỳ
Mọc từ sân hận với mê si
Ươm phân phiền não, tưới ô uế
Mà kết thành hoa mới lạ hì.

Này này lẳng lặng lắng tai nghe
Lục dục thất tình thoát biển mê
Sen nở lìa bùn sao kiếm được
Là hoa đạo đức, khó chi hè.

Đóa hoa đạo đức nở từ tâm
Thánh thiện nguồn căn kết nội hàm
Bóng tối không còn mây khuất nữa
Đêm trong bừng tỏa ánh trăng rằm.

Đóa hoa đạo đức nở trong lòng
Chốt khóa ngục tù đã mở thông
Bốn biển không giam bờ ốc đảo
Thỏng tay vào chợ bước thong dong.

Đóa hoa đạo đức nở tâm hồn
Tự độ độ tha nhưng xả buông
Nhân ngã trống không, lìa bỉ thử
Hư vô đâu có trói càn khôn.

Đạo đức do mình, hãy tạo đi
Tự ươm, tự bón, đừng lo gì
Vun phân, tưới nước thường xuyên vậy
Thơm ngát hương lành chớ khó chi.

Nếu mình không có, chẳng ai cho
Đừng sống hoa hòe, xịt, trét, tô
Đừng bám bề ngoài mà vẽ phết
Da sần, mặt sũi, chóng tàn khô.

Đóa hoa đạo đức ngát thanh lương
Độc thọ khai hoa vạn thọ hương
Như đóa vô ưu tuyệt diệu đó
Một phương lan tỏa đến muôn phương.

Đóa hoa đạo đức thật không lường
Như nước cam lồ rũ pháp vương
Sắc sắc không không bừng bát nhã
Đến nhà, còn chận hỏi chi đường.

Đóa hoa đạo đức ấy do anh
Do chị, do em, sống chí thành
Không khổ, không làm người khác khổ
Như mây trắng xóa giữa trời xanh.

 

Đoá hoa đạo đức mỗi con người
Thân thiện hòa vang, kết đẹp tươi
Tiến bước trên con đường Tứ Thánh
Đóa hoa đạo đức mỉm môi cười.

(Mặc Giang–Đóa Hoa Đạo Đức–Tháng 10 – 2008)               
 

Nhìn sự thật bằng con mắt thiền quán,
Của sự vật theo ý nghĩa tu hành,
Ta biết rất rõ trong rác có hoa,
Phiền não có Bồ đề, khổ có sướng…

Ngược lại, theo ý nghĩa không tu tập,
Trong hoa có rác, hạnh phúc có khổ đau,
Trong Bồ đề có phiền não theo sau…
Hoa, rác là nghĩa đen, còn nghĩa khác

Nghĩa bóng của rác là các phiền não
Tham, sân, si, mạn, nghi, ác, khổ đau…
Và Bồ đề là nghĩa bóng của hoa,
Hạnh phúc, an lạc, tự tại, giải thoát…

Trong hoa và trong rác đều có chất
Tàn phai, héo úa, không thật, vô thường,
Vô ngã, tươi mát, vững chãi, thảnh thơi,
Thong dong, hoan hỷ, an lạc, giải thoát…

Quá trình tu tập là sự chuyển hóa
Tam độc tham, sân, si, mạn, nghi…
Là quá trình gặt hái hoa từ bi
Trái hỷ xả, an lạc và hạnh phúc

Cho tự thân và cho cả nhân loại
Cho tha nhân ngay trong cuộc đời này,
Thật vậy, ngay trong đời sống hằng ngày,
Ta nếu khéo biết tận dụng chân thật

Thời gian thích hợp để mà tu tập,
Để làm việc thiện, nói việc thiện và
Nghĩ việc thiện để đem lại bông hoa
Trái lợi ích cho mình, cho tất cả,

Thì chúng ta có thể chuyển hóa rác
Thành hoa, chuyển phiền não thành Bồ đề,
Và khổ đau thành hạnh phúc liền
Tu là để ta thấy hoa trong rác,

Sướng trong khổ, Bồ đề trong phiền não,
Từ đó, ta đánh thức hạt giống hoa,
Bồ đề, hạnh phúc trong thân tâm ta
Bằng cách thực tập, nuôi dưỡng, tưới tẩm

Những lời nói chánh niệm và tỉnh giác
Những lời nói ái ngữ và dễ thương,
Thực hành tốt trong từng phút từng giây
Đích thực của sự sống trên thế giới.

Tu không chỉ một ngày thành công được
Mà cần phải trải qua nhiều thời gian
Năm tháng tu tập, rèn luyện, nhẫn kham,
Thử thách, chịu đựng và phải khắc phục

Mọi chướng duyên, nghịch cảnh của cuộc sống.
Quá trình tu tập giỏi là quá trình
Ôm ấp, nhận diện, chuyển hóa tâm hành
Bất thiện thành tâm hành thiện tốt đẹp.

Trong suốt cả cuộc đời, tu thập thiện
Nhiệm vụ cao thượng của chúng ta là
Tu tập giải thoát các dây buộc ràng,
Là nuôi dưỡng lòng từ với muôn loại

Và mọi người và cũng là chuyển hóa
Những cử chỉ, lời nói, và bước đi,
Ý nghĩ và việc làm của chúng ta
Thêm thuần tịnh, đem cho người hạnh phúc.

Trong quá trình chuyển hóa và thanh lọc,
Ta không thể nào lìa rác não phiền
Mà chúng ta có thể thấy Bồ đề;
Dựa vào phiền não để ta tu tập,

Nhận diện chúng, đồng thời chuyển hóa chúng
Và tìm ra những hoa trái lạc an
Và hạnh phúc ngay trong thân và tâm
Chánh niệm và tỉnh giác của ta đó.

Chỉ cần ta áp dụng và thực tập
Lời Phật dạy thật uyển chuyển, thảnh thơi
Và vững chãi trong trú xứ sáu thời,
Thì chúng ta có thể chuyển hóa được

Tất cả những tà kiến thành chánh kiến,
Những tà tư duy thành chánh tư duy,
Tà ngữ thành chánh ngữ uy nghi, 
Chuyển hoá những tà nghiệp, tà mạng, 

Tà tinh tấn, tà niệm, định thành Chánh
Chánh nghiệp, mạng, tinh tấn, niệm, định luôn
Chuyển khổ đau thành hạnh phúc, vân vân.
Như dựa vào gương bụi để lau bụi

Để thấy trong gương ánh sáng tuệ giác.
Dựa vào con người tứ đại để làm thơ
Để cống hiến cho đạo và cho đời,
Hướng tới hoa trái an lạc, hạnh phúc

Cho mình và người một cách đích thực
Do vậy, lìa phiển não để kiếm Bồ đề
Chắc chắn điều đó không thể xảy ra,
Và lìa khổ đau để kiếm hạnh phúc

Chắc chắn điều đó không thể kiếm được,
Lìa gương bụi để kiếm ánh sáng ngoài
Cũng vậy, điều đó không thể xảy ra,
Lìa con người phàm phu để tìm kiếm

Quả vị thánh bên ngoài người chính nó
Thì điều đó cũng không thể xảy ra. 
Một người tu giỏi phải tìm thấy là
Bồ đề trong phiền não, sướng trong đau khổ,

Minh trong vô minh, an trong giông tố 
Chất liệu thánh trong con người phàm phu…
Chúng ta hiểu và thực hành như vầy,
Thân tâm thấm nhuần an lạc, hạnh phúc.

Thực vậy, ta do duyên sinh, giả hợp,
Cho nên nhờ dựa vào con người này,
Mình có thể kiếm được hạt minh châu
Và những quả vị an lạc, giải thoát

Của bậc thánh trong con người mình có,
Chúng ta quên và đánh mất con người,
Thì không tìm thấy được chất liệu này
Vậy, Bồ đề và hạnh phúc, vững chãi

Và thảnh thơi, an lạc và giải thoát
Được thanh lọc ra từ các não phiền
Tham, sân, si, mạn, nghi… của chính mình
Được tìm thấy từ con người tu tập.

“Đạo đức đơm hoa, mới tuyệt kỳ
Mọc từ sân hận với mê si
Ươm phân phiền não, tưới ô uế
Mà kết thành hoa mới lạ hì.

Đạo đức do mình, hãy tạo đi
Tự ươm, tự bón, đừng lo gì
Vun phân, tưới nước thường xuyên vậy
Thơm ngát hương lành chớ khó chi.

Đóa hoa đạo đức ấy do anh
Do chị, do em, sống chí thành
Không khổ, không làm người khác khổ
Như mây trắng xóa giữa trời xanh.”

Ta biết hoa được làm bằng phấn sáp,
Dầu thơm, nước hoa…, hoa mau tàn phai
Hoa được làm bằng không khí, rác, phân,
Nhân công…, hoa bị vô thường chi phối.

Nhưng nếu hoa được làm bằng đạo đức
Hoa không bị chi phối bởi vô thường;
Hoa được làm bằng sự tu tập luôn,
Bằng sự thực tập chánh niệm tỉnh giác

Uy nghi không bị vô thường chi phối,
Và vượt thoát thời gian và không gian,
Chất liệu của nó rất là vững vàng
Đối với hành giả an lạc, giải thoát.

“Nếu mình không có, chẳng ai cho
Đừng sống hoa hòe, xịt, trét, tô
Đừng bám bề ngoài mà vẽ phết
Da sần, mặt sũi, chóng tàn khô.”

“Hương trong các loài hoa,
Không ngược bay chiều gió,
Nhưng hương người đức hạnh,
Ngược gió khắp tung bay.”

                           (Kệ Pháp Cú số 54)

“Đóa hoa đạo đức ngát thanh lương
Độc thọ khai hoa vạn thọ hương
Như đóa vô ưu tuyệt diệu đó
Một phương lan tỏa đến muôn phương.”

 


Với cái nhìn tương tức, chúng ta biết

Hoa được làm bằng rác, sen bằng bùn.
Rời rác thì chẳng thấy hoa thắm tươi
Rời bùn thì chẳng thấy sen đẹp nở.

Sen làm từ bùn thì sen giá trị,
Hoa làm từ rác thì hoa mới thơm,
Dĩ nhiên, chúng còn phải phụ thuộc vào
Các yếu tố khác như phân bón, nước…

Bồ đề được thanh lọc từ phiền não

Thì mới có giá trị tuệ giác minh,
Dĩ nhiên, ta phải trải qua quá trình

Tu tập, rèn luyện thân tâm thuần thục


Ta thành bậc đống lương cho đạo Pháp
Đem niềm tin vững chãi cho số đông.
Ta biết dù hoa, rác… có vô thường,
Nhưng chúng ta cần phải dựa vào chúng

Để tìm thấy các ý nghĩa đích thực
Bùn, rác ở đây chỉ cho thân tâm
Phiền não, vọng đọng, ô uế, tham sân…
Sen, hoa chỉ cho thân tâm an lạc,

Vững chãi và thảnh thơi của hành giả.
Quá trình tu tập là một quá trình
Nuôi dưỡng, nhận diện, chuyển hóa chính mình,
Thân tâm phiền não, vọng đọng, ô uế…

Thành thân tâm an lạc, và giải thoát,
Vững chãi và thảnh thơi tâm linh.
Thực vậy, một khi mà sự vô minh,
Phiền não và khổ đau được thanh lọc

Và thuần tịnh, thì ánh sáng tuệ giác,
An lạc, hạnh phúc tỏa chiếu, hiển bày.
Tu là để ta đạt tuệ giác này,
Ta đem mọi người an lạc, hạnh phúc.

“Xóa màn đêm, ánh vừng đông tỏa rạng
Xóa vô minh, ngọc sáng chiếu minh châu
Hỡi nhân sinh, cùng nhau bước qua cầu
Đường thánh đức, ta về chân thiện mỹ.”[2]

“Này này lẳng lặng lắng tai nghe
Lục dục thất tình thoát biển mê
Sen nở lìa bùn sao kiếm được
Là hoa đạo đức, khó chi hè.

Đóa hoa đạo đức nở từ tâm
Thánh thiện nguồn căn kết nội hàm
Bóng tối không còn mây khuất nữa
Đêm trong bừng tỏa ánh trăng rằm.

“Đóa hoa đạo đức nở trong lòng
Chốt khóa ngục tù đã mở thông
Bốn biển không giam bờ ốc đảo
Thỏng tay vào chợ bước thong dong.

Đóa hoa đạo đức nở tâm hồn
Tự độ độ tha nhưng xả buông
Nhân ngã trống không, lìa bỉ thử
Hư vô đâu có trói càn khôn.”
 

Khi hoa đạo đức, từ bi đã đạt
Thì thân và tâm ta rất lạc an
Minh châu tuệ giác hiển lộ trong ta,
Từ đây, chúng ta sẽ được vững chãi,

Trên đường bình an của các bậc Thánh,
Ta đi cùng với ta và tha nhân
Để làm nhiều người hiển lộ pháp thân
Để thắp sáng lên ánh sáng chánh Pháp.

Chúng ta muốn thực hiện được như vậy,
Phải chuyển hóa, tháo gở lục dục[3] và
Thất tình[4] bằng cách giữ thân tâm ta
Chánh niệm, hơi thở vào ra ý thức…

Chúng ta biết thất tình và lục dục
Hạt giống tiêu cực trong thân tâm ta,
Chúng quậy, biến chuyển trong từng sát na
Dù là hạt giống thiện hoặc bất thiện,

Ta cứ vững tâm tu tập nhận diện
Khi những hạt giống này khởi dậy lên,
Chúng ta bình thản những lời khen chê
Ta hãy cùng đọc bài kệ Pháp Cú:

‘Bậc trí như vách đá,
gió cuồn nộ chẳng lay,
lời tán dương công đức,
không rung động đôi mày.’[5]

Là hành giả giữ tâm được như vậy,
Thì chúng ta bình thản và nhẹ nhàng
Làm công việc lợi ích ta cần làm,
Cho muôn người an lạc và hạnh phúc.


 “Đóa hoa đạo đức mỗi con người
Thân thiện hòa vang, kết đẹp tươi
Tiến bước trên con đường Tứ Thánh
Đóa hoa đạo đức mỉm môi cười.”


Ta biết một khi mà ta an trú,
Hành trì và sống với lời Phật răn
Trong từng giây từng phút, thân tâm ta
An lạc, vững chãi, thong dong, giải thoát

Khi ấy hoa đạo đức trong ta hiển lộ,
Chúng ta vững vàng đi trên con đường
An lạc của Bụt, Tổ và Thánh Tăng.
Con đường an lạc chỉ mang nghĩa bóng

Thật ra là ta thực hành, áp dụng
Lời Phật dạy vào đời sống hằng ngày
Chúng ta rất tự tại và bình an,
Đem ánh đạo vàng tới cho nhân loại.

 

"Hoa ưu bát, ngát hương vườn chân lý
Hoa từ bi, thắm nhuận khắp muôn phương
Hỡi nhân sinh, mau cất bước lên đường
Chắp tay nguyện, Đạo Vàng tươi sáng mãi.”[6]

Tóm lại, qua những gì được đề cập
Ta là bông hoa đạo đức từ bi,
Mỗi chúng ta là thi sĩ Mặc Giang
Là một thầy Nhật Tân để có thể

Hiến tặng một câu thơ, cho đạo Pháp
Và nhiều hơn nữa cho quê hương,
Cho dân tộc, cho mình, cho muôn người
Tác giả xin tặng thơ cho quý vị:

Hoa đạo đức thấm nhuần trong tâm trí,

Hoa từ bi thấm đượm cả non sông.

Mỗi chúng ta là mỗi nhà thi sĩ,

Tặng cho đời những hoa trái thơm ngon.

Dù mai đây xa cách vạn dặm đường,

Chúng ta mãi là người con của Bụt,

Đem ánh sáng từ bi cho đạo Pháp

Đem tình thương trang trải khắp muôn phương.

Dù gian lao cực khổ biết dường nào,

Nhưng vững chãi là vượt qua tất cả.





 ----------------------------

[1] Quý vị đánh chữ Mặc Giang vào khung Google.com, nhấn phím enter quý vị có thể tìm thấy nó xuất hiện nhiều trang web điện tử khác nhau.

[2]  Như trên.

[3]  Lục dục: 1/ Sắc dục (ham muốn nhìn thấy sắc đẹp), 2/ Thinh dục (ham muốn nghe âm thanh êm dịu), 3/Hương dục (ham muốn ngửi mùi thơm dễ chịu), 3/ Vị dục (ham muốn ăn đồ ăn ngon miệng), 4/ Xúc dục (ham muốn sắc thân sung  sướng), 5/ Pháp dục (ham muốn ý nghĩ được thỏa mãn).                              

[4]   Thất tình: 1/ Hỷ (vui mừng), 2/ Nộ (phẫn nộ), 3/ Ai (bi ai), 4/ Lạc (vui sướng), 5/ Ái (ân ái, yêu mến), 6/ Ố (ghét), 7/ Dục (tham dục).                          

[5]    Xem Kệ Pháp Cú số 81, bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu (Như đá tảng kiên cố, Không gió nào lay động, Cũng vậy, giữa khen chê, Người trí không giao động).

[6]  Mặc Giang – Hoa Đạo Pháp – Tháng 4 – 2007.