Pháp Luân



(Phật tử Pháp Luân đã có duyên đọc những bài viết của Thích Trừng Sỹ, xin phổ thơ theo những bài pháp của Thích Trừng Sỹ)

Đạo Từ Thầy ban

Những gì Thầy viết hôm nay
Đều ban những ý nghĩa hay tuyệt vời
Chúng con hiểu rõ cuộc đời
Nhớ ơn Thầy nói những lời đẹp vui
Chúng con học được vần thơ
Biết ơn, hiểu pháp “Đạo Từ” Thầy ban
Bài thơ chỉ có bốn hàng
Nhưng đầy xúc tích ý hay nhiệm mầu
Nghĩa thật đẹp trong từng câu
Chúng con hiểu rõ An Cư trong Chùa
Hiểu được “Cảm Niệm Ân Sư”
Thấm nhuần Phật Pháp, “Đạo Từ” thật hay
Xưa con chưa rõ nghĩa này
Nhưng nay được đọc những bài, vần thơ,
Ngắn gọn, trí huệ sáng ngời
Là ngọn đuốc tuệ sáng soi mọi người.

(Kính mời Qúy vị bấm vào mp3 nghe nhạc bài "Đạo Từ Thầy Ban")



Pháp Luân



Chùa Linh Nghĩa

Chúng con nay thật đủ duyên lành
Hướng về Tam Bảo tấm lòng thành
U-llam-ba-na ngày đại lễ
An bình vui trong gió tịnh thanh. 

Lung linh lấp lánh ánh trăng rằm
Im lặng lắng nghe chuông chùa vang
Nhờ ơn phước đức của Sư Phụ
Hoà Thượng Bổn Sư Như Tịnh lành,

Nhờ ơn thí chủ đến cúng dường
Gạo, thực phẩm, thuốc, giường, áo y,
Hàng Xuất gia, tại gia Phật tử
I’ch lợi cho tất cả chúng sanh
Ai ai cũng y giáo phụng hành.

(Kính mời Qúy vị bấm vào mp3 nghe nhạc bài "Chùa Linh Nghĩa")




Pháp Luân

 

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni- Vị Hiện Thân Của Hòa Bình


(Phật tử Pháp Luân kính phổ thơ theo ý bài văn của Thích Trừng Sỹ)


Đức Phật Thích Ca, là vị Thầy
Và ngược dòng thời gian cách đây
Đã hơn hai mươi sáu thế kỷ
Một người cũng là vị Cha Lành

Và Ngài đã hiện sinh ra đời
Cũng bằng xương bằng thịt như người
Khoảng năm 624(sáu trăm hai mươi bốn)
Trước công nguyên và ngay tại nơi

Khu vườn xinh đẹp Lâm Tì Ni (Lumbini)
Ở Ấn Độ, Nê-pan (Nepal) ngày nay
Là Vị Vua Hòa Bình thế giới
Chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Là Vị hiện thân của hòa bình
Ban phát tình thương cho chúng sinh
Vị đem lại an lạc, hạnh phúc
Làm cho nhân loại được thanh bình

Theo triết lý của Bà La Môn
Cũng như các triết lý, ngụ ngôn
Của các tôn giáo ở phái khác
Thì con người không được vinh tôn,

Còn bị cho là rất thấp hèn
So sánh với các Đấng Phạm Thiên
Hoặc với một đấng Thần linh khác
Mà được xem là rất ưu tiên,

Nhưng Đạo Phật cho rằng trên đời
Vị tối cao chính là con người
Vì con người thong dong vững chãi
Đi trên đường, tự tại, an vui,

Ngay cả ở trên cõi ta bà
Và cũng ngoài con người này ra
Không một thần linh nào đảm trách
Và có thể thay thế cho ta.

Con người ở đây đó chính là
Con người biết hướng thượng, hướng lành
Chuyển nghiệp phàm phu tới thánh quả
Chuyển xấu tới tốt, khổ tới an,

Chúng ta biết Phật có nghĩa là
Ví như thái tử Sĩ Đạt Đa
Là Người tỉnh thức và giác ngộ
Ý nghĩa là trong mỗi chúng ta,

Ngay ở trong đời sống hàng ngày
Đều xuất hiện vị Phật hiện thân
Nếu ta sống chánh niệm, tỉnh giác,
Có trí tuệ của Đức Thế Tôn

Khi Ngài Sĩ Đạt Đa (Siddhārtha) đản sanh
Ngài bước đi trên bảy hoa sen
Tay trái Ngài đã chỉ xuống đất,
Tay phải của Ngài chỉ lên thiên,

Và Ngài đã nói liền đôi lời,
Khẳng định rằng “Trên trời dưới trời,
Chỉ có cái TA là trên hết,
Và Phật tánh có trong muôn loài”

Thiên thượng thiên hạ, duy Ngã độc tôn,
Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh

Theo tư tưởng Phật giáo cái “TA”
Như lời của Đức Phật Thích Ca
Trước hết là chỉ con người sống
Không phải một thần linh tối cao

Ý là người giác ngộ chân như
Như Đức Phật Thích Ca Bổn Sư
Là vị vượt thoát những phiền não
Là vị hiện thân của đạo Từ

Vị đem cho nhân loại hòa bình
Là Người thương tất cả chúng sinh
Và cũng là chúng sinh duy nhất,
Một Người phi thường trên hành tinh

Theo lịch sử Phật ta biết rằng
 Đức Phật Thích Ca là hiện thân
Của tình thương, an lạc giải thoát
Và gắng liền luôn với chúng sanh.

Ngài sinh ra dưới cây vô ưu
Thành đạo dưới gốc cây bồ đề
Và đầu tiên Ngài đã thuyết pháp
Cho năm Anh Em Kiều Trần Như

Ngài sinh ở vườn Lâm Tì Ni
Thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng
Rồi khi tới ngày Ngài Nhập Diệt
Cây Sa La ở Câu Thi La.

Ngài dựa vào môi trường thiên nhiên
Để bảo vệ, để nuôi dưỡng thêm
Và để tưới tẩm những hạt giống
Tình thương vào trong tâm thức thiền,

Đức Phật cùng các đệ tử Ngài
Lên đường chuyển bánh xe Như Lai
Khắp nhân gian truyền bá Chánh pháp
Đem đến từ bi cho ngày mai,

Khi chúng ta đầy đủ duyên lành
Học giáo pháp Phật và thực hành
Chúng ta sẽ được an vui hạnh phúc,
Trong đời sống từng phút hằng ngày,

Chính vì thế từ xưa đến nay
Nơi nào Đức Phật, đệ tử Ngài
Xuất hiện để hoằng dương Chánh Pháp
Thì nơi đó được vui sum vầy,

“Hoặc trong làng mạc hoặc trong núi rừng,
Hoặc trong thung lũng hoặc trên đồi cao,
Bất cứ nơi nào A La Hán trú,
Nơi đó vô vàn vui sướng biết bao.” (Kinh Pháp Cú, kệ số 98)

A La Hán là vị tu hành
Giác ngộ, giải thoát và tịnh thanh
Có khả năng hiến tặng hạnh phúc
An lạc cho tất cả chúng sanh,

Bây giờ, chúng ta phải thực hành
Làm sao cho đời sống tịnh thanh
Để trở thành vị A La Hán
Mỗi chúng ta là vị Phật thành

Chúng ta là hành giả bình an
Đem từ bi, hiểu biết, thanh nhàn
Cho nhiều người, biến thành Cực Lạc
Ngay tại ở đây khắp thế gian,

Nhờ vậy giáo lý Phật được truyền,
Ngài và đệ tử Ngài đi hoá duyên
Thì đến đâu, ở khắp các chỗ
Đều được an lạc và bình yên,

Bởi đạo Phật xưa cũng như nay
Không bao giờ có cuộc chiến tranh
Nhất là chẳng rơi một giọt máu
Đem hoà bình cho hết chúng sanh,

Nếu mọi người đều biết thực hành
Áp dụng những lời Phật dạy răn
Thì an lạc chắc chắn nhuần thấm
Và làm mát dịu cho thân tâm

Giáo lý Phật chúng ta biết rằng
Ngài giáo hóa bốn mươi lăm năm
Ngài đã giảng rất nhiều giáo lý
Chỉ muốn độ tất cả chúng sanh,

Nhưng giáo lý không ngoài điều là
Với mục đích Tứ Đế như sau:
“Khổ, nguồn gốc khổ, chuyển hóa Khổ, 
Con đường đưa tới diệt khổ đau”

Chính vì thế, Phật được thế gian
Tôn xưng mười danh hiệu như sau:
“Đức Phật là bậc Thầy lãnh đạo,
Tâm linh cao thượng và bình an,


Bậc xứng đáng nhất được cúng dường,
Là bậc hiểu biết và yêu thương,
Bậc đầy đủ công hạnh, tuệ giác,
Bậc giải thoát toàn vẹn, thanh lương,

Là bậc hiểu thấu được thế gian,
Bậc khả năng điều phục thế nhân,
Bậc Thầy của nhân và thiên giới,
Bậc giác ngộ, tỉnh thức tròn đầy,

Và bậc được thế gian tôn sùng”
Đấy là mười hiệu cao qúy chung
Tôn kính cho tất cả vị Phật
Đó là được chúng sinh kính mừng.

(1.    Như Lai, 2. Ứng Cúng, 3. Chánh Biến Tri, 4. Minh Hạnh Túc, 5. Thiện Thệ, 6. Thế Gian Giải, 7. Điều Ngự Trượng Phu, 8. Thiên Nhơn Sư, 9. Phật, 10. Thế Tôn).

Và trong suốt bốn mươi lăm năm,
Những lời dạy thực tiễn, thậm thâm
Của Đức Phật được gọi là Pháp,
Có giá trị vượt thoát thời gian,

Có khả năng nhiếp phục, xa lìa
Dập tắt phiền não tham, sân, si,
Mạn, nghi, ác kiến, chấp thủ kiến,
Người trí có thể tự tu trì,

Thông đạt pháp, chuyển hóa não phiền,
Đến để thấy, đến để mà nghe,
Đến để thực hành, đến để hiểu
An vui và giải thoát ngay liền.

May mắn nhờ đầy đủ thiện duyên
Chúng ta được biết đạo Phật liền
Và được làm các vị Phật tử
Chúng ta sẽ học gương Thánh Hiền,

Và áp dụng chính trong đời này
Lời dạy của Đức Phật rất hay
Cụ thể là năm điều tỉnh thức
Chúng ta hãy nên quán sau đây:

Điều tỉnh thức thứ nhất đó là,
Tôn trọng sự sống của muôn loài
Dù chúng sinh, con người hay vật
Ngay cả núi rừng, cây lá hoa

Thực tập được điều tỉnh thức này
Nghĩa là nuôi dưỡng tình thương đây
Ta góp phần bảo vệ sự sống
Và xây dựng một hành tinh xanh,

Điều tỉnh thức thứ hai nghĩa là
Không chiếm đoạt tài sản người ta
Biết tôn trọng của cải người khác
Thấy nghèo khổ, bố thí cho ra

Điều tỉnh thức thứ ba nghĩa là
Tôn trọng hạnh phúc của người ta
Không xâm phạm tiết hạnh người khác
Dù trẻ em, lớn tuổi hay già

Người cư sĩ vì phải nối dòng
Nên cũng phải có vợ có chồng
Nhưng học theo gương các Bậc Thánh
Sống cuộc đời, tự tại thong dong

Điều tỉnh thức thứ tư đó là
Tôn trọng niềm tin bản thân ta
Không nói dối hay lời thêu dệt
Với bạn, Thầy, Ông Bà, Mẹ Cha,

Không nên nói những tin mập mờ
Không chia rẽ, thô ác trong lời
Làm mất hòa hợp và đoàn kết
Dùng ái ngữ đối với mọi người,

Điều tỉnh thức thứ năm sau cùng
Tôn trọng bình an cho số đông
Là không uống rượu, hoặc ma túy
Thấy phim, ảnh xấu, chẳng nên dùng.

Đó chính là ta đã góp phần
Khi sống sáng suốt với bản thân
Là đem lại người niềm uy tín
Làm thêm tươi đẹp trong thế nhân

Năm điều tỉnh thức được thực hành
Là đem lại cuộc sống an lành
Hoa trái cho khắp miền đất nước
Cho hòa bình, cứu độ chúng sanh.

Hiểu rõ như vậy sống bình an
Rất hạnh phúc, thảnh thơi, nhẹ nhàng
An trú vững trãi trong giáo pháp
Dù vô thường, ta vẫn lạc an,

Dù cuộc đời vô thường
 Dù sanh lão bịnh tử
Con có đường đi rồi
Không còn lo sợ nữa.” (TNH)

Con có đường đi rồi nghĩa là
Con chọn đúng pháp môn thực hành
Thích hợp những lời Đức Phật dạy
Như Bát Chánh đạo những lời Vàng

Như là Chánh Kiến, ChánhTư Duy,
Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, trong uy nghi 
Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm,
Chánh Định, con xin hứa tu trì

Để không những giải thoát cho mình
Mà có thể cứu độ chúng sinh
Nếm được hương vị tỏa thơm ngát
Đích thực thấm nhuần trong tâm linh.

“Hương trong các loài hoa,
Không ngược bay chiều gió,
Nhưng hương người đức hạnh,
Ngược gió khắp tung bay.”
(Pháp Cú, kệ số 54)

Người đức hạnh là người có tu,
Là người có cuộc sống an vui
Là người có hạnh phúc, vững chãi
Thân tâm an lạc và thảnh thơi.

Người có khả năng đem hòa bình

Đích thực cho chính tự thân mình

Và cho tha nhân trên thế giới
Đó chính là người vững tâm linh

Thực vậy, chính hương vị an vui

Giải thoát của vị ấy sáng ngời

Và tỏa đi khắp muôn phương hướng
Tỏa khắp nơi ngay cả cõi trời.

Và người đức hạnh có thể là
Vị Phật hiện tại hay tương lai,
Có thể là mỗi chúng ta nguyện
Đi con đường tự do, liên đài.

Chúng ta có giải thoát tâm linh
Nguyện thắp ánh tình thương chúng sinh,
Nguyện nới rộng ý nghĩ, lời nói
Nguyện thắp lên ánh sáng hòa bình.

Hiểu và làm được như vậy, thì
Mỗi chúng ta, sứ giả hòa bình,
Là hiện thân hòa bình khắp chốn.
Mỗi chúng ta, đức Phật hòa bình,

Hòa bình có mặt cho tự thân

Và đích thực cho cả tha nhân

Khi nào mỗi chúng ta áp dụng,
An trú vững chãi và tu hành,

Vào giáo pháp của đức Thế Tôn,
Mỗi chúng ta thưởng thức vị hương
An lạc và tự do giải thoát
Trong cuộc sống ngay bây giờ luôn,

Và ở đây hiện tại, từ đây,
Ta có thể góp phần dựng xây
Nhà nhà vui, người người hạnh phúc,
Xã hội thịnh vượng, hành tinh này.

Do đó dù Phật tử tại gia,
Hay dù là Phật tử xuất gia,
Hoặc dù là những người Phật tử
Hay không phải Phật tử, cùng nhà

Chúng ta ý thức sâu sắc rằng
Nguyện cùng đi như một dòng sông,
Và chúng ta chắp tay cầu nguyện
Xin cùng đi như một đàn ong,

Nguyện cùng đi trên đường hòa bình,
Cùng nuôi dưỡng từ bi tâm linh,
Để góp phần đem lại hạnh phúc
Cho số đông an vui, niềm tin.

Nay, học nhớ lại tính từ bi
Trí tuệ Đức Thích Ca Mâu Ni
Hiện thân hòa bình, nhằm khơi dậy
Và phát triển hạt giống từ bi,

Thương yêu và hiểu biết, an vui
Hạnh phúc tâm thức cho nhiều người.    
Và ta cũng được thêm trí tuệ
Tinh tấn học đạo Phật sáng ngời.

Trong không khí ấm áp trang nghiêm,
Và long trọng, nhiều Chùa Việt Nam
Trên các nước Mỹ, Châu Âu, Úc,
Ở Canada và Việt Nam

Hội đủ duyên lành để đón mừng
Cung thỉnh tượng Phật Ngọc tượng trưng
Cho một đạo hòa bình thế giới
Tôn trí tại Chùa khoảng một tuần

Để cho những người Phật tử ta
Hoặc không phải Phật tử gần xa
Có một lần chiêm ngưỡng, quy kính
Tôn tượng nhắc nhở mỗi chúng ta

Cùng nhau thắp đuốc của tình thương,
Cùng nhau thắp đuốc của hòa bình,
Cùng nhau thắt chặt tình anh chị
Cho tự thân hạnh phúc và an vui

Cho tha nhân ngay trong cuộc đời.
Hạt giống từ bi đến mu ôn loài,
Kính chúc qúy liệt vị an trú
Và thấm nhuần giáo pháp tuyệt vời.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


Thích Trừng Sỹ viết xong ngày 10 tháng 8 năm 2010.



Pháp Luân